Nội dung chính:
Microsoft Power Apps Là Gì?
5 Lý Do Doanh Nghiệp Nên Cải Tiến Quy Trình Với Power Apps
Power Apps Được Ứng Dụng Như Thế Nào?
Những Điều Nên Và Không Nên Làm Khi Sử Dụng Power Apps
7 Câu Hỏi Thường Gặp Về Power Apps
Chi Phí Sử Dụng Power Apps
Bắt Đầu Tự Động Hóa Doanh Nghiệp Của Bạn Với Power Apps
------------
Trong những năm gần đây, các ứng dụng di động ngày càng đóng vai trò chính yếu trước sự phát triển và cải tiến công nghệ, liên quan đến cách chúng ta tương tác và thực hiện các công việc hàng ngày của mình. Thời gian và sự kết nối con người đang trở nên quý giá hơn bao giờ hết khi Internet Vạn Vật (Internet of Things - IoT) dần là tiêu chuẩn phổ biến ở nhiều nơi làm việc.
Vào năm 2017, Microsoft Power Apps đã được phát hành để giúp các công ty tạo các ứng dụng dành cho thiết bị di động và máy tính để bàn. Từ đó, Power Apps đã được sử dụng như một công cụ xây dựng ứng dụng để cải thiện năng suất và tự động hóa quy trình xử lý công việc.
Forrester’s Total Economic Impact nêu rõ những lợi ích sau của việc sử dụng Power Apps cho doanh nghiệp:
- Tỷ suất lợi nhuận (ROI ) đạt 188% trong 03 năm.
- Giảm 74% chi phí phát triển ứng dụng.
- Tiết kiệm trung bình 3,2 giờ làm việc/tuần đối với nhân viên.
Bài viết này sẽ giải thích đầy đủ về Power Apps – các chức năng, cách sử dụng và nhiều hơn thế nữa.
Microsoft Power Apps Là Gì?
Microsoft Power Apps là một tập hợp các ứng dụng, dịch vụ, trình kết nối và nền tảng dữ liệu (Microsoft Dataverse) cho phép bạn xây dựng và chia sẻ các ứng dụng tùy chỉnh dựa trên nền tảng low-code. Power Apps cũng cung cấp cho người dùng các công cụ để thêm các tính năng mới vào ứng dụng bằng cách sử dụng Azure Functions và các trình kết nối tùy chỉnh.
Bởi vì Power Apps - cùng với Power Automate, Power BI, Power Virtual Agents và Power Pages - thuộc hệ sinh thái Microsoft Power Platform, nên nó kế thừa các tính năng như:
- AI Builder: Người dùng và nhà phát triển phần mềm có thể tích hợp AI cho quy trình làm việc và Power Apps với AI Builder. AI Builder là một giải pháp chìa khóa trao tay giúp tích hợp trí thông minh nhân tạo vào quy trình làm việc và các ứng dụng nhằm tăng hiệu suất kinh doanh mà không cần coding.
- Microsoft Dataverse: Đây là một dịch vụ dữ liệu cho phép người dùng lưu trữ, quản lý dữ liệu từ nhiều nguồn và tích hợp dữ liệu đó vào các ứng dụng nhờ mô hình dữ liệu chung. Microsoft Dataverse là dịch vụ chung cho cả hệ sinh thái Microsoft Power Platform. Nó giúp củng cố, hiển thị và thao tác trên dữ liệu.
- Connectors (Trình kết nối): Trình kết nối cho phép bạn liên kết các tài nguyên dựa trên đám mây, bao gồm ứng dụng, dữ liệu và thiết bị. Có thể xem trình kết nối này như là sự bắc cầu giữa thông tin và yêu cầu xử lý. Microsoft Power Platform có 600 trình kết nối để kết nối dữ liệu với yêu cầu của bạn. Salesforce, Office 365, Twitter, Dropbox và Google là những trình kết nối phổ biến.
Với tất cả các tính năng được đề cập ở trên, đây là những gì Power Apps có thể làm cho bạn:
- Power Apps cho phép tích hợp các điều kiện logic vào ứng dụng làm việc nhằm tự động hóa các quy trình trong doanh nghiệp.
- Power Apps đáp ứng và hoạt động tốt trên các thiết bị di động và trình duyệt khác nhau.
- Power Apps giúp mọi người phát triển ứng dụng dễ dàng hơn bằng cách cho phép người dùng tạo các ứng dụng tùy chỉnh, có nhiều tính năng mà không cần coding.
- Power Apps cũng cung cấp một cấu trúc có thể mở rộng giúp các nhà phát triển phần mềm có thể truy cập siêu dữ liệu (metadata) và dữ liệu thông thường, áp dụng các điều kiện logic về quy trình doanh nghiệp, và xây dựng các trình kết nối.
5 Lý Do Tại Sao Các Doanh Nghiệp Nên Cải Tiến Quy Trình Với Power Apps
Các công ty như Ernst and Young, Walgreens và Toyota đã sử dụng công cụ xây dựng ứng dụng low-code này trong tổ chức của họ để giải quyết hàng loạt các thách thức về tự động hóa quy trình.
Nếu bạn muốn biết tại sao Power Apps là giải pháp low-code toàn diện nhất cho các doanh nghiệp trên thế giới, thì đây là lý do:
- Nền tảng đám mây đáng tin cậy: Được xây dựng trên Microsoft Dataverse, nền tảng dữ liệu được quản lý toàn diện, bảo mật, có thể mở rộng, và kết hợp với đám mây Azure, hiện tiếp cận hơn 250 triệu người dùng trên Teams và Office 365, Power Apps cho phép sự tích hợp liền mạch và mở rộng quy mô cho khách hàng.
- Đội ngũ phát triển đa dạng: Các nhóm phát triển ứng dụng, được kết hợp giữa các chuyên gia lập trình và người dùng thông thường, sẽ giúp các công ty xây dựng các ứng dụng vừa mang tính thực tế và vừa nhanh hơn. Các chuyên gia lập trình có thể triển khai từ no-code cho đến các cấp độ phức tạp hơn, cho phép người dùng thông thường có thể làm việc trực tiếp với các chuyên gia.
- Độ tin cậy đã được kiểm chứng: Được xây dựng trên nền tảng nhận dạng đẳng cấp thế giới, Power Apps cung cấp khả năng phân tích chuyên sâu, với nhiều chứng nhận tuân thủ hơn bất kỳ nhà cung cấp nào khác.
- Sự cải tiến vượt trội: Ứng dụng Power sử dụng công nghệ AI tiên tiến, Thực tế hỗn hợp (Mixed Reality) và siêu tự động hóa trong sản xuất. Microsoft tiếp tục đổi mới để mang đến cho người tiêu dùng trải nghiệm được nâng cấp, tích hợp và vượt trội. Các nâng cấp gần đây bao gồm Power Fx, một ngôn ngữ lập trình low-code có gốc Excel, và việc bổ sung GPT-3 (một mô hình ngôn ngữ lập trình tự nhiên) vào Power Apps.
- Nền tảng phát triển low-code: Low-code không yêu cầu phải có kinh nghiệm về lập trình để xây dựng ứng. Power Apps có các mẫu ứng dụng được tạo sẵn và các yếu tố tiện lợi khác giúp người dùng thông thường có thể xây dựng một ứng dụng nhanh chóng. Các công ty có thể làm được nhiều việc hơn bằng cách rút ngắn dự án phát triển ứng dụng từ một năm xuống còn vài tháng — hoặc chỉ vài tuần. Bên cạnh đó, các nền tảng low-code cho phép các doanh nghiệp sử dụng tốt hơn nhân lực CNTT của họ để có thể tập trung vào các dự án quan trọng hơn.
Power Apps Được Sử Dụng Như Thế Nào?
Power Apps được sử dụng tốt nhất cho các ứng dụng doanh nghiệp cần sự xác minh truy cập từ người dùng. Lợi ích chính của Power Apps là tính dễ sử dụng, đến từ việc dựa vào dữ liệu hiện có, khả năng bảo mật và kiểm soát các ứng dụng nguồn.
Bạn có thể nhanh chóng thêm nguồn dữ liệu vào Dịch vụ Dữ liệu Chung (Common Data Service - CDS) của Microsoft bằng Thư viện Trình kết nối. Hãy nghĩ về CDS như một cơ sở dữ liệu lớn kết nối các bản ghi từ các ứng dụng khác nhau. CDS có cấu trúc logic quy trình và hơn 200 lược đồ được tạo sẵn giúp tăng tốc và cải thiện độ chính xác của các truy vấn.
Bạn có thể sử dụng các nguồn dữ liệu từ Microsoft, chẳng hạn như: OneDrive, Skype, Excel, SQL Server, Dynamics 365.
Và có thể kết nối với các nguồn dữ liệu ngoài Microsoft, như: Salesforce, SAP, Mailchimp, Google Drive, Custom APIs.
Vì vậy, mục đích của Power Apps là tập hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau vào một ứng dụng duy nhất để có thể giải quyết một vấn đề cụ thể trong doanh nghiệp.
Power Apps cũng cho phép cả người dùng doanh nghiệp và người dùng kỹ thuật mở rộng, sửa đổi hoặc tạo các tính năng cho ứng dụng. Và các ứng dụng từ Power Apps có hai loại khác nhau: Canvas và Model-Driven.
- Ứng dụng Canvas sử dụng tính năng kéo và thả và các công thức giống Excel để tạo biểu mẫu di động. Sau đó, bạn có thể kết nối chúng với nguồn dữ liệu như OneDrive, Dropbox hoặc Salesforce để nhập dữ liệu bạn đã chọn vào ứng dụng. Bên cạnh đó, các mẫu được tạo sẵn giúp dễ dàng tạo ứng dụng cho các tác vụ như đề xuất nghỉ phép, đăng ký khách, đặt phòng họp, v.v. Thông thường, các quy tắc logic nghiệp vụ được áp dụng khi xây dựng các ứng dụng này. Ví dụ: Sau khi lên lịch cuộc họp, các ghi chú sẽ được gửi tự động cho tất cả những người tham dự.
- Các ứng dụng dựa trên mô hình (Model-driven apps) đảm bảo rằng nhân viên tuân theo các quy trình giống nhau một cách nhất quán. Nó ưu tiên tối ưu chức năng hơn giao diện, vì vậy các tính năng thiết kế sẽ bị hạn chế. Các ứng dụng có thể được phát triển mà không cần coding.
Với Power Apps, người dùng có thể dễ dàng định cấu hình trình tự các bước, giao diện người dùng, điều kiện chuyển đổi và quy tắc xử lý dữ liệu. Môi trường low-code cho phép mọi người trong công ty của bạn (hoặc thậm chí chính bạn!) định cấu hình hệ thống mà không cần sự tham gia của các chuyên viên phát triển phần mềm.
Trên thực tế, Microsoft đã đầu tư rất nhiều vào việc phát triển ứng dụng low-code trong năm qua. 92% công ty trong số 500 công ty thuộc danh sách Fortune đang sử dụng Power Apps mỗi tháng để nhanh chóng thích ứng và tạo ra trải nghiệm chuyển đổi số trên một nền tảng an toàn, có thể mở rộng.
Cùng lúc đó, Microsoft đã được công nhận là Công ty dẫn đầu trong Gartner® Magic Quadrant 2021 về hạng mục Nền tảng ứng dụng low-code dành cho doanh nghiệp với Microsoft Power Apps.
“Đứng trên quan điểm đổi mới, chúng tôi có thể sử dụng Power Apps để xây dựng một giải pháp và liên tục cải tiến nó, thay vì chờ đợi ai khác xây dựng giải pháp cho chúng tôi.”—Christopher Hitt, Assistant Manager, Field Technical Operations, Toyota Motor North America
Nói chung, với low-code và những lợi thế của nó, bạn sẽ không phải lo lắng gì về việc tạo ứng dụng đầu tiên của mình.
Những Điều Nên Và Không Nên Làm Khi Sử Dụng Power Apps
Giờ bạn đã biết cách sử dụng Power Apps. Tuy nhiên, giống như các sản phẩm công nghệ khác, Power Apps sẽ chỉ mang lại lợi ích cho tổ chức của bạn nếu bạn sử dụng nó một cách hiệu quả. Dưới đây là một số điều nên và không nên làm khi tạo ứng dụng doanh nghiệp đầu tiên của bạn bằng Power Apps.
NÊN:
- Tận dụng các biểu mẫu sẵn có:
Trên trang "Create" của Power Apps, bạn sẽ tìm thấy các ứng dụng được tạo sẵn. Chúng đưa ra các giải pháp được phát triển sẵn (ví dụ như Hỗ trợ khách hàng, Trình theo dõi ngân sách, Yêu cầu nghỉ việc, v.v.). Bằng cách nhấp vào ứng dụng mẫu, bạn có thể sử dụng nó ngay lập tức. Đây cũng là một cách tuyệt vời để hiểu cấu trúc, logic, cách điều khiển và hoạt động của Power Apps
- Tận dụng các trình kết nối:
Tính ưu việt của Power Apps đến từ việc tích hợp với các nền tảng khác. Ứng dụng của bạn có thể sử dụng các khả năng của nhiều dịch vụ khác, gồm hơn 350 dịch vụ, không chỉ của Microsoft.
- Cải thiện trải nghiệm người dùng:
Văn bản, các nút và biểu tượng phải dễ đọc và dễ chạm. Ví dụ: Các nút và biểu tượng phải có kích thước lý tưởng từ 42 đến 72 pixel.
- Hiểu sự khác biệt giữa ứng dụng dành cho thiết bị di động và ứng dụng dành cho máy tính để bàn:
Việc điền vào biểu mẫu hoặc gửi ảnh sẽ dễ dàng hơn và nhanh hơn với ứng dụng dành cho thiết bị di động. Tuy nhiên, một ứng dụng dành cho máy tính để bàn sẽ tốt hơn để xử lý một lượng lớn dữ liệu hoặc hiển thị các giao diện phức tạp.
- Xác định được nguồn dữ liệu phù hợp:
Các tác vụ ứng dụng low-code yêu cầu nguồn dữ liệu chính xác. Bảng tính Excel, danh sách SharePoint, Azure SQL và máy chủ SQL tại chỗ là những nguồn dữ liệu phổ biến. Tuy nhiên, mỗi nguồn dữ liệu này có những khả năng khác nhau. Ví dụ, một số hàm Excel không thể thực hiện được trong SQL. Biết được khả năng của các nguồn dữ liệu có thể giúp bạn chọn nguồn tốt nhất cho ứng dụng của mình.
KHÔNG NÊN:
Internet không phải ở khắp mọi nơi. Bạn có thể xử lý điều này bằng cách tạo chế độ ngoại tuyến (offline), nơi dữ liệu có thể được ghi lại và đồng bộ hóa sau đó.
- Chỉ xuất bản ứng dụng một lần:
Đừng chỉ xuất bản ứng dụng một lần khi nó đã được khởi chạy. Thay vào đó, hãy thường xuyên xuất bản lại các ứng dụng như một hình thức nâng cấp để bạn có thể sử dụng các tính năng mới nếu có.
- Kết nối với quá nhiều nguồn dữ liệu:
Đừng nên kết nối cùng một ứng dụng với hơn 30 nguồn dữ liệu khác nhau. Thay vào đó, hãy cải thiện hiệu suất của ứng dụng bằng cách sử dụng ít trình kết nối dữ liệu hơn.
- Cho rằng việc hiểu toàn bộ chức năng của Power Apps là dễ dàng:
Mặc dù Power Apps dễ làm quen hơn các phương thức lập trình truyền thống khác, nhưng để thành thạo về Power Apps, bạn cần phải dành thời gian tìm hiểu, chẳng hạn như, bạn cần xác định rõ những gì bạn muốn thực hiện hoặc nơi bạn muốn lưu trữ dữ liệu của mình và truy xuất về sau.
7 Câu Hỏi Thường Gặp Về Power Apps
Power Apps là gì?
Microsoft Power Apps cho phép các công ty tạo các ứng dụng low-code' mà không cần thuê ngoài các dịch vụ xây ứng dụng. Power Apps giúp thay thế các thao tác thủ công tẻ nhạt, lặp đi lặp lại thành các ứng dụng tự động hóa.
Low-code là gì?
Low-code là một phương thức trực quan giúp xây dựng phần mềm nhanh hơn. Người dùng low-code có thể tạo các ứng dụng di động và web từ đơn giản đến phức tạp mà không cần kỹ năng coding, chỉ bằng cách sử dụng các mẫu có sẵn và giao diện kéo và thả.
Các doanh nghiệp sử dụng Power Apps cho mục đích gì?
Power Apps được tạo ra với nhiều mục đích sử dụng khác nhau và một vài trong số đó là dành riêng cho các doanh nghiệp. Hiện nay, có một số cách sử dụng phổ biến đối với hầu hết các doanh nghiệp:
- Quy trình hội nhập cho nhân viên mới
- Yêu cầu nghỉ phép hàng năm
- Phê duyệt chi phí
- Yêu cầu dịch vụ CNTT
- Đăng ký khách tới doanh nghiệp
- Các ứng dụng di động để kiểm tra/đánh giá
Tôi cần những kỹ năng gì để tạo một ứng dụng từ Power App?
Power Apps không yêu cầu kỹ năng coding. Microsoft đã tạo ra một thư viện mẫu ứng dụng đa dạng mà bạn có thể sử dụng và cài đặt. Câu lệnh IF và chính sách điều kiện có thể được sử dụng để mở rộng chức năng của Power Apps.
Power Apps hỗ trợ những thiết bị nào?
Power Apps có thể được sử dụng trên mọi loại thiết bị, từ máy tính để bàn và máy tính xách tay đến điện thoại di động, bao gồm cả iOS và Android.
Tôi có thể sử dụng Power Apps ngoại tuyến (offline) không?
Được. Nếu bạn đang đi du lịch và truy cập Power Apps trên điện thoại hoặc máy tính bảng của mình, thì Power Apps sẽ cho phép bạn sử dụng và gửi dữ liệu từ ứng dụng cho dù có hoặc không có kết nối Internet.
Power Apps có phải là một nền tảng an toàn để sử dụng không?
Chắc chắn rồi! Microsoft đảm bảo Power Apps phải trải qua các cuộc kiểm tra bảo mật toàn diện trước khi phát hành. Nếu có vấn đề phát sinh, Microsoft sẽ nhanh chóng đưa ra bản vá.
Bên cạnh đó, Power Apps sử dụng các phương pháp xác thực hiện đại nhất bao gồm Azure Active Directory, LinkedIn và Microsoft Accounts. Nếu công ty của bạn sử dụng Microsoft, bạn sẽ không gặp vấn đề gì khi bảo mật dữ liệu
Chi Phí Sử Dụng Power Apps
Power Apps là một công cụ xây dựng ứng dụng cấp doanh nghiệp với mức giá phải chăng. Nó hoàn hảo cho bất kỳ ai từ người mới bắt đầu đến nhà phát triển phần mềm chuyên nghiệp.
Hãy đầu tư cho Power Apps nếu bạn muốn có môi trường phát triển tốt nhất và sẵn sàng dành một chút thời gian để học cách thiết lập một số ứng dụng tự động hóa đơn giản.
Đây là 2 gói đăng ký mà bạn có thể bắt đầu:
Subscription Plans
- Tốt nhất cho các doanh nghiệp muốn cấp phép dựa trên số lượng người dùng định trước - với tính linh hoạt trong việc cấp phép cho người dùng khởi chạy một ứng dụng tại mỗi thời điểm hoặc chạy nhiều ứng dụng không giới hạn.
- Mức phí: $5 cho mỗi user/ứng dụng/tháng, hoặc $20 mỗi user/tháng.
Pay-as-you-go-plan
- Tốt nhất cho các doanh nghiệp muốn sự linh hoạt trong thanh toán cho mỗi người dùng với một ứng dụng theo chu kỳ hàng tháng
- Mức phí: $10 mỗi active user/ứng dụng/tháng.
Lưu ý: Microsoft Power Apps có sẵn trong tất cả các giấy phép M365 dành cho business, enterprise và frontline workers, ngoại trừ Microsoft 365 F1.
Bắt Đầu Tự Động Hóa Doanh Nghiệp Của Bạn Với Power Apps
Power Apps chắc chắn có thể đẩy nhanh quá trình tạo ứng dụng giúp công ty của bạn tự động hóa các quy trình, bao gồm ban hành các thông báo, xử lý phê duyệt, truy xuất tài liệu, lưu trữ ghi chú và hơn thế nữa.
Và khi việc tạo ứng dụng được nhân rộng, nhân sự trong công ty của bạn có thể tập trung vào việc tăng năng suất khi đã có thể loại bỏ các thủ tục quy trình giấy, lãng phí thời gian.
Với sự trợ giúp của nền tảng công nghệ như Power Apps, việc xây dựng một ứng dụng đầy đủ chức năng để giải quyết các thách thức daonh nghiệp trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết!
Sau cùng, Power Apps có cùng một hệ sinh thái bảo mật như Microsoft 365 và thực sự an toàn để sử dụng.
Bạn quan tâm đến Power Apps, nhưng chưa biết phải bắt đầu như thế nào?
Hãy để chúng tôi hỗ trợ.
Tại Softline, chúng tôi giúp khách hàng được hưởng lợi từ công nghệ của Microsoft với chi phí thấp nhất, bao gồm Microsoft Power Platform, Microsoft 365, Microsoft Azure, v.v. Quan hệ đối tác lâu dài của chúng tôi với Tập đoàn Microsoft cho phép chúng tôi cung cấp đầy đủ các dịch vụ CNTT chất lượng hàng đầu.
Nếu bạn cần trợ giúp để đưa doanh nghiệp của bạn lên một tầm cao mới bằng cách sử dụng các sản phẩm của Microsoft, Softline có thể giúp bạn từng bước triển khai cũng như cung cấp hỗ trợ kỹ thuật 24/7 cho công ty của bạn.
Liên hệ với Softline thông qua:
Email: info.vn@softline.com
Facebook | LinkedIn
Hotline: (+84 28) 6680 5926 | (+84 24) 6253 7348
Liên hệ Softline để được hỗ trợ chi tiết!
Contact Us