Tại sao cần sao lưu dữ liệu thường xuyên? – Tầm quan trọng của Dữ Liệu
Phân tích “Dữ liệu lớn” ngày càng trở nên quan trọng đối với các doanh nghiệp, việc quản lý một lượng lớn dữ liệu có cấu trúc, bán cấu trúc và phi cấu trúc trong cơ sở dữ liệu ngày càng trở nên khó khăn hơn. Theo Oracle, đến năm 2020, dữ liệu doanh nghiệp dự kiến tăng trưởng gấp 50 lần.
Theo khảo sát khác BackBlaze, tỷ lệ người dùng sao lưu dữ liệu tăng đều từ 65% năm 2008 đến 76% trong năm 2018. Tuy nhiên, có tới 43% người thực hiện sao lưu theo định kì hàng năm, là khoảng thời gian khá dài, điều này làm cho các bản sao lưu bị lỗi thời. Do đó, các bản sao này thường không có khả năng khôi phục cao sau khi mất dữ liệu. Điều đáng lo ngại là 24% người dùng còn lại thậm chí còn không nghĩ đến thao tác này. Và chỉ có 6% số lượng người thực hiện sao lưu hàng ngày.
(Bạn có biết: Chi phí trung bình của một tệp cá nhân bị mất ước tính là $ 141 — theo Varonis)
Chính vì vậy, sao lưu dữ liệu là phương án tối ưu nhất để bảo vệ dữ liệu mất mát khỏi các sự kiện khách quan tác động như lỗi máy chủ, hacker tấn công hoặc thiên tai như hỏa hoạn, lũ lụt. Và việc sao lưu cần phải được thực hiện thường xuyên để có thể dễ dàng khôi phục và giảm thiểu thời gian “chết” (downtime) của hệ thống.
Sao lưu và khôi phục sau thảm họa
Khôi phục sau thảm họa (DR = Disaster Recovery) là giải pháp cho phép phục hồi hoặc/và tiếp tục sử dụng cơ sở hạ tầng công nghệ quan trọng đối với tổ chức sau thảm họa. Mặt khác, sao lưu dữ liệu chỉ đơn giản là một quy trình diễn ra theo lịch trình (tự động hóa) để sao lưu dữ liệu.
Bước đầu tiên để lập kế hoạch DR là tập hợp dữ liệu; và tiếp đến là xây dựng chiến lược để bảo vệ dữ liệu là sao lưu; được lưu trữ định kì từ xa trên một hệ thống khác.
Các hình thức sao lưu:
Sau lưu băng đĩa: hiện hình thức này không còn phổ biến. Nhưng nếu bạn đã đầu tư vào công nghệ này vài năm trở lại đây và vẫn hiệu quả thì phương án này cũng đáng được cân nhắc.
Mô hình DR truyền thống dựa trên hình thức sao lưu bằng băng đĩa, tức sao lưu trên băng đĩa thứ cấp. Với mô hình này, người dùng có thể đối mặt với thời gian “chết” (downtime) khá dài vì băng phải được truy xuất trước khi dữ liệu và ứng dụng có thể được khôi phục. Vì vậy, nếu kịch bản mong muốn là thời gian chết (downtime) bằng 0 hoặc mọi thứ được khôi phục ngay lập tức, thì phương án này không phải là lựa chọn.
Sao lưu đám mây: Vậy điều gì sẽ xảy ra khi có sự cố mất điện toàn cục hoặc thảm họa như hỏa hoạn hoặc lũ lụt phá hỏng toàn bộ hệ thống, hạ tầng CNTT và kể cả các thiết bị phần cứng? Trong trường hợp này, lưu trữ từ xa hoặc trên đám mây có thể giúp bạn tránh mất dữ liệu vĩnh viễn.
Với hình thức sao lưu đám mây, dữ liệu được lấy từ sao lưu cục bộ và gửi đến trung tâm dữ liệu bên ngoài đáp ứng các tiêu chuẩn tuân thủ của ngành về bảo mật và quyền riêng tư. Kết nối internet đáng tin cậy cũng là điều cần thiết để thực hiện sao lưu đám mây. Một trong những lý do mà các Doanh nghiệp thuê dịch vụ sao lưu đám mây của các nhà cung cấp bên ngoài là để giảm tải khối lượng công việc như quản trị, bảo trì và hỗ trợ cơ sở hạ tầng..
Mô hình DR dựa trên đám mây hỗ trợ Doanh nghiệp duy trì hoạt động kinh Doanh liên tục, dự phòng chiến thuật chuyển đổi sang các dịch vụ lưu trữ thứ cấp trong trường hợp phần cứng hoặc phần mềm bị lỗi hoặc khối lượng công việc phát sinh đột biến không có kế hoạch.
Tóm lại, cho dù bạn đầu tư vào kế hoạch DR nào cũng sẽ giúp Doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đáng kể cho việc khôi phục dữ liệu sau thảm họa và hơn hết là bảo vệ được dữ liệu tối đa, nhất là những tệp dữ liệu nhạy cảm và quan trọng.